• CÔNG TY CỔ PHẦN UNC
    • CÔNG TY CỔ PHẦN UNC

      Biến ngôi nhà của bạn thành kiệt tác

    Sản phẩm nổi bật

    Video Clip

    Quy Trình Sản Xuất Gốm Sứ

    Công ty cổ phần UNC xin hân hạnh được giới thiệu đến Quý khách hàng quy trình sản xuất dòng sản phẩm gốm sứ cao cấp mang thương hiệu UNCVietnam. Để làm ra đồ gốm sứ chất lượng cao người thợ phải qua các khâu chọn nguyên liệu, xử lí và pha chế nguyên liệu, tạo dáng, tạo hoa văn, tráng men, nung sản phẩm và cuối cùng là chọn lọc thành phẩm với tiêu chuẩn cao. Kinh nghiệm truyền đời của người làm gốm sứ là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".

    Người thợ gốm sứ quan niệm hiện vật gốm sứ không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金),mộc (木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.

    Bước 1: Chọn nguyên liệu

    s Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm sứ là nguồn nguyên liệu. UNC chia ra 2 yếu tố tạo thành lên sản phẩm gốm sứ là Đất và Men.

    Đất của bên em tạo thành từ 3 yếu tố chính đất sét, cao lanh và tràng thạch

    Đất sét là phần tạo nên sự dẻo dai của của nguyên liệu để thuận tiện cho việc tạo hình. Thành phần chính của Đất Sét là Al2O3 và Si2O3. Thành phần các loại đất sét khác nhau rất ít. Sự khác biệt lớn nằm ở chỗ độ nhỏ của hạt đất nguyên liệu. Hiện tại các sản phẩm Công ty UNC dùng nguyên liệu với tiêu chuẩn mắt sàng lọc đất là nhỏ hơn 10 nanomet. Chúng tôi là một trong số it đơn vị trong nước sử dụng đất sét mịn như vậy. s

    Cao lanh là thành phần chính quan trọng nhất để làm ra sản phẩm của gốm sứ. nó cùng với men và một số yếu tố khác có ảnh hưởng chính đến độ bền, đẹp vào cao cấp và giá thành của sản phẩm. Các nhà sản xuất trong nước và trên thế giới đều giữ những bí quyết riêng về thành phần và hạn lượng cao lanh và tràng thạch mình sử dụng trong xương đất. Các sản phẩm của công ty UNC được sử dụng từ nguồn nguyên liệu cao lanh nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu( từ Ấn độ, Băng la đét, Indonesia...). Thành phần chính của cao lanh là: SiO2, Al2O3, H2O, ngoài ra còn có một lượng nhỏ tạp chất Fe, Ti, K và Mg. cao lanh có màu trắng, trắng xám, dạng đặc sít hoặc là những khối dạng đất sáng màu, tập vảy nhỏ, tinh thể đơn vị dạng hình lục lăng liên kết thành các tấm nhỏ. Trong các thành phần trên có hai thành phần chính chúng tôi luôn khống chế là: Al2O3 khống chế từ 35% -42%,Ti khống chế từ 1%-1,4% bổ xung từ quặng petalite. Hai thành phần đó tạo lên độ sáng trắng của sản phẩm và có khả năng thấu quang(nhìn xuyên qua được vật dụng trước ánh sáng). Nhiệt độ kết khối của Cao lanh từ 1700-18000C. Các sản phẩm gốm sứ UNCVietnam từ cao lanh có độ trắng từ 88% đến 92% trên thang độ trắng 100. Cao lanh thường chiếm khoảng 45%-60% xương đất.

    Men sứ: bản chất là thủy tinh. Men sứ là một hệ phức tạp gồm nhiều ôxít như Li2O, Na2O, K2O, Ba2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2... : được làm từ việc trộn lẫn cao lanh, đất sét... Tràng thạch hay còn gọi là trường thạch thành phần chính KAlSi3O8, NaAl2Si2O8 hoặc LiAlSi4O10 và các thành phần khác.Tràng thạch được cho vào đất với mục đích chính là hạ nhiệt độ kết khối của cao lanh. sử dụng loại tràng thạch Kali. Và thường sử dụng 2 nguồn nguyên liệu từ Ấn Độ và Việt Trì ,Phú Thọ. Tràng thạch thường chiếm khoảng 10% xương đất

    sứ thấu quang mang lại vẻ đẹp huyền bí hơn.

    Li2O được sử dụng với hàng lượng nhật định để tạo ra độ cứng của bề mặt men và tăng khả năng xuyên thấu của men làm nổi bật chất lượng xương đất bên trong. Cả hai yếu tố men và xương đất đã đem đến khả năng nhìn thấu sáng cao cho sản phẩm UNCVietnam.

    Chúng tôi tuyệt đối không dùng PbO (chì oxit) và Cd trong men. Điều này làm giảm độ bóng của men nhưng rất an toàn cho sức khỏe. kết quả kiểm nghiệm thành phần thôi nhiễm đều tuyệt đối không có 2 thành phần độc hại này.

    Bên em cũng áp dụng màng lọc Nano để lọc men. Nên các bề mặt sản phẩm của bên em có độ mịn cao tương đương các mặt hàng cao cấp của Trung Quốc và Minh Long khi sử dụng men Frit. Sử dụng men frit cho sản phẩm có độ bóng, mịn cao nhưng độ cứng của men không được tốt. nên dễ ràng bị trầy xước trong quá trìn sử dụng. cái này chỉ cần dùng một thời gian sẽ thấy có sự khác biệt.

    Bước 2: Xử lí, pha chế đất

    Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.

    Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.

    Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.

    Nhìn chung, khâu xử lí đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lí, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.

    Bước 3: Tạo dáng sản phẩm

    Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.

    Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.

    Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm.

    Bước 4: Sửa hàng mộc và nung lần 1 (sơ nung)

    Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".

    Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...

    Tiến hành nung sản phẩm mộc lần 1 ở nhiệt độ 550oC cho khô và cháy hết các tạp chất hữu cơ trong đất, hàng mộc được cứng hơn để đảm bảo việc thực hiện các công đoạn tiếp theo không bị hỏng dáng sản phẩm.

    Bước 5: Quá trình trang trí hoa văn và tráng men
    Kỹ thuật vẽ
    Người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

    Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.

    Trang trí hoạ tiết cần người thợ phải có con mắt thẩm mỹ cao

    Tráng men

    Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng lên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.

    Sửa hàng men

    Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".